Trường Mầm non Phú Cường tổ chức cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tham quan tượng đài “Giao bưu, Thông tin vô tuyến điện Nam Bộ” xã Phú Cường

Thực hiện kế hoạch số 26/KH-MNPC ngày 08 tháng 4 năm 2023 của trường Mầm non Phú Cường về việc Tổ chức cho trẻ tham quan “Tượng đài giao bưu Thông tin vô tuyến điện Nam bộ”. Nhằm thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn trong năm Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 AL), ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5. Sáng ngày 28 tháng 4 năm 2023 Trường Mầm non Phú Cường tổ chức cho 51 trẻ lớp Lá tham quan về nguồn tại Khu di tích “Tượng đài giao bưu, thông tin vô tuyến điện Nam bộ tại Gò Mười tải, Ấp B, xã Phú Cường. Đây là dịp Các Cán bộ quản lý, giáo viên, các cháu 5 tuổi và cha mẹ trẻ cùng nhau tìm hiểu lịch sử truyền thống hình thành cũng như quá trình hoạt động giao bưu, thông tin vô tuyến điện Nam Bộ của Quân và Dân ta trong thời kỳ đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

 

K1

Ảnh: Giáo viên, trẻ và cha mẹ trẻ tại buổi tham quan

Tại buổi tham quan các cháu được nghe cô giới thiệu về tìm hiểu tìm hiểu lịch sử truyền thống hình thành cũng như quá trình hoạt động giao bưu, thông tin vô tuyến điện Nam Bộ của Quân và Dân ta trong thời kỳ đấu tranh giải phóng miền Nam-thống nhất đất nước. Tượng đài thể hiện 3 chiến sĩ trong ngành Giao thông Liên lạc và Vô Tuyến Điện Nam Bộ đang làm việc và chiến đấu trên xuồng ở Đồng Tháp Mười. Một chiến sĩ thông tin Vô Tuyến Điện đang ở tư thế quỳ trước mũi xuồng đánh ma – níp, thu và phát thông tin bằng máy thu phát tự lắp ráp. Phía bên phải là nữ chiến sĩ giao liên mặc quần áo bà ba, cổ quấn khăn rằn, đang chống xuồng đưa khách, công văn đến các nơi. Phía sau, bên trái là nam chiến sĩ cơ công, vai mang túi đồ nghề, vừa làm nhiệm vụ vừa cảnh giới địch, vừa sẵn sàng đi tới nơi đâu cần sửa máy móc thiết bị hỏng, đảm bảo thông tin không gián đoạn. Tất cả đang ở tư thế nhìn thẳng về phía trước, di chuyển, cảnh giới và làm nhiệm vụ. Chiếc xuồng được thể hiện là xuồng ba lá đặc thù của Đồng Tháp Mười, với thể hiện ước lệ, đang lướt nhanh trên sóng nước mênh mông và đặt trên bệ cao 3 mét bằng đá granit. Tượng được làm bằng chất liệu bê tông giả đá trắng ngà, có độ cao 10 mét. Khối kiến trúc phù điêu phía sau tượng đài có hình một lá cờ Tổ quốc cách điệu. Phía bên phải gắn tấm phù điêu cao 5 mét, dài 8 mét, bằng chất liệu bê – tông giả đồng, thể hiện các hoạt động của Giao thông Liên lạc Vô tuyến điện Nam Bộ đang làm việc và học tập trên gò Mười Tải, giữa đồng nước mênh mông. Đó là các lớp học báo vụ viên, lớp sửa chữa cơ công, nhận phát tin, các chiến sĩ giao liên đưa đón cán bộ và tài liệu, các hoạt động làm việc và chiến đấu trên đồng nước dưới làn bom đạn của đối phương. Phía bên trái có gắn lời khen tặng của Bác Hồ với ngành Bưu điện, phía sau của lá cờ hướng nhìn từ kinh lên, gắn hàng chữ lớn bằng đồng nêu bật bản chất, nội dung hoạt động của ngành Bưu điện “TRUNG THÀNH – DŨNG CẢM – TẬN TỤY – SÁNG TẠO – NGHĨA TÌNH”. Tất cả các hạng mục tượng đài là một khối thống nhất, từ nền tượng, bệ tượng, tượng đài, phù điêu, cây cảnh,…nhằm thể hiện nổi bật nội dung sự kiện lịch sử của ngành Giao thông Liên lạc, Thông tin vô tuyến điện Nam Bộ thuở ban đầu. Sự kết hợp hài hòa đó tạo nên nét độc đáo riêng biệt và chất hoành tráng cho công trình. Công trình Tượng đài là sự ghi nhận công lao đóng góp của mạng lưới giao thông liên lạc giữa thành phố Sài Gòn – Gia Định, các tỉnh miền Đông Nam bộ, miền Trung và miền Tây Nam bộ phục vụ sự lãnh đạo của Xứ ủy và Ủy ban Hành chính Nam bộ. Tượng đài được xây dựng vào ngày 19/5/2001 tại xã Phú Cường Huyện Tam Nông, được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia vào ngày 03/8/2007.

Loan

Ảnh: Cô Phạm Thị Phương Loan – Giáo viên giới thiệu về tượng đài Giao bưu, Thông tin vô tuyến điện Nam bộ

l4

Ảnh: Trẻ quan sát bức tranh phù điêu và được nghe cô giới thiệu về những  hình ảnh trong bức phù điêu

Ngoài ra trẻ còn được tham gia các trò chơi dân gian như: Thổi bong bóng, đập bong bóng, cánh cửa thần kỳ, chèo xuồng, chuyền bóng qua đó giúp trẻ được vui chơi giải trí và giao lưu cùng với các bạn, tạo được mối quan hệ bạn bè, cô và trẻ, tạo điều kiện cho nhà trường gắn bó hơn với phụ huynh học sinh.

l5Hình ảnh trẻ tham gia trò chơi giao lưu cùng các bạn

Bên cạnh đó các cháu còn được tham gia tổng vệ sinh khu tượng đài nhằm giúp trẻ có thói quen yêu lao động và biết giữ gìn vệ sinh chung, giáo dục ở trẻ lòng yêu quý giữ gìn Tượng đài “Giao bưu, Thông tin vô tuyến điện Nam Bộ” ở địa phương.

L10

Ảnh: Trẻ tham gia tổng vệ sinh tạo cảnh quang Xanh, Sạch, Đẹp trong khu vực Tượng Đài

Qua buổi tham quan tượng đài “Giao bưu, Thông tin vô tuyến điện Nam Bộ” (Gò Mười tải, xã Phú Cường, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp) các cháu đã tỏ ra phấn khởi, thích thú, chuyến đi đã giúp trẻ hiểu thêm về Khu di tích tại địa phương, các cháu được nhận biết và hiểu thêm về các công trình kiến trúc lịch sử, biết thêm về anh hùng dân tộc qua đó giáo dục các cháu về lòng yêu nước, cội nguồn dân tộc.

Một số hình ảnh tại buổi tham quan

l7

l3

K1 3. quan cản tượng đài

Phạm Thị Thuý Kiều